Công dụng tuyệt vời của lá bàng đối với cá betta (lia thia, xiêm)

lá bàng

Bạn là người đam mê nuôi cá cảnh, đặc biệt là các chú cá betta rực rỡ? Bạn đã biết đến lá bàng có công dụng cực kỳ hữu ích, được mệnh danh là thần dược cho cá betta (lia thia, xiêm), cũng như được nhiều chủ nuôi cho một vài chiếc lá bàng vào môi trường sống của cá để giúp cá phát triển tốt hơn.

Bettaviet sẽ giúp anh em điểm qua những công dụng cực kỳ hữu ích của lá bàng và hướng dẫn các anh em cách sử dụng lá bàng như thế nào nhé!

Công dụng tuyệt vời của lá bàng đối với cá betta
Công dụng tuyệt vời của lá bàng đối với cá betta

Công dụng của lá bàng

Trong lá bàng có chứa các thành phần như: violaxanthin, violeoxanthin, lutheinepoxid và luthein-izome. Các chất này được đánh giá là cực kỳ hữu ích cho cá betta cũng như các loại cá khác.

Sau quá trình đẻ trứng thụ tinh hoặc chiến đấu với các đối thủ khác, cá betta trông mệt mỏi đáng kể, thâm chí vây bị rách khá nhiều, vẩy cũng bị bong bóng… Trường hợp này, các chủ nuôi có kinh nghiệm thường thả vào hồ một chiếc lá bàng để giúp cá betta mau làm lành vết thương.

Bên cạnh đó, lá bàng còn làm nhiệm vụ giữ sạch môi trường nước, giúp cá không bị căng thẳng, không bị nấm và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

Thêm một công dụng nữa từ lá bàng là giúp cá betta tăng cường miễn dịch. Trong quá trình nuôi và lai giống cá betta, nhiều người cũng bỏ thêm lá bàng vào hồ nhằm kích thích khả năng sinh sản ở cá betta, bảo vệ trứng cá khỏi vi khuẩn có hại và làm tăng đáng kể số trứng được thụ tinh…

Cách sử dụng lá bàng

Trên đây là rất nhiều công dụng từ lá bàng. Tuy nhiên, để sử dụng chiếc lá này, anh em nên lưu ý chỉ dùng lá đã khô và rụng xuống chứ không hái những chiếc lá bàng còn xanh về đem phơi khô.

Sau khi nhặt lá về, anh em cần làm sạch lá, loại bỏ hết bụi bẩn trên lá. Sau đó, chuẩn bị một khay nước sạch mới hoàn toàn và bỏ vào đó một chiếc lá bàng. Thông thường, một chiếc lá bàng tương đương với 20 lít nước. Nếu bạn có hồ kích thước lớn hơn, nên dựa theo tỷ lệ mà bỏ thêm lá vào.

Cách sử dụng lá bàng
Cách sử dụng lá bàng

Bước tiếp theo nên ngâm lá trong khay nước mới trong vòng vài ngày, đến khi nào nước trong khay chuyển thành màu nâu thì điều này có nghĩa là trong nước đã có một số loại axit hữu cơ axit humic và axit tannic, tạo thành môi trường nước tự nhiên cho cá betta.

Ngoài ra, khi kết hợp với Amonia (NH3) trong nước, lá bàng sẽ làm giảm các loại hóa chất độc hại như NH3, H2S, thậm chí xử lý được một số kim loại nặng trong nước…

Một số người cho rằng, trong lá bàng còn chứa một lượng Calcium rất cao, giúp cá phát triển bộ xương khỏe mạnh, răng và vây cá cũng phát triển hơn…

Mách thêm vụ này cho các anh em, khi nhặt lá bàng khô về, nếu có thời gian, anh em nên sấy lá rồi để vào túi ni lông, như vậy sẽ giúp tránh ẩm và sử dụng lá được lâu hơn.

Xem thêm: 

 

Bài viết liên quan